1. Truyện
  2. Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
  3. Chương 54
Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 54: Cướp biển quay lại (7)

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương : Diễn biến bẻ lái kế hoạch

Tại làng Hồng Bàng và ngôi làng xung quanh, vụ mùa năm nay đã có những thu hoạch bội thu.

Trước tiên là làng Hồng Bàng, do đã có máy bơm nước đảm bảo nước tưới, sẵn lòng chi tiêu để mua sức kéo từ trâu bò để làm đất tốt hơn, rồi thì thử hợp tác giữa các hộ với nhau sau khi nhìn thấy được tác dụng của những mảnh vườn trồng lạc, vừng sau khi áp dụng chính sách HTXNN, năng suất lúa năm nay đã cao gấp rưỡi năm trước, hơn một chút so với vụ chiêm đầu năm. Sau vụ mùa này, người dân Hồng Bàng bắt đầu hồ hởi tham gia vào HTXNN cả về sức lực lẫn trí tuệ: đưa ra kinh nghiệm bản thân để Kiệt tham khảo, rồi còn mạnh dàn hỏi thăm về những việc Kiệt làm như V-A-C, rồi thì cách nuôi giun và công dụng của nó, cách làm ao cá để cá mau lớn,…

Dù biết rằng sắp tới ngôi làng là Hồng Bàng, Thụi, Triêm và Nhâm sẽ liên kết với nhau, cá ngon sẽ không phải là hiếm nữa, thì việc tự chủ vẫn là hơn cả. Tập tính tiểu nông tự sản tự tiêu này tuy không phải quá tốt, nhưng cũng là thích hợp với tình hình hiện tại. Đúng là thương mại và trao đổi hàng hóa nên chú trọng, nhưng an ninh lương thực cũng cần đảm bảo. Ngoài ra, đất thích hợp nuôi cá tuy không nhiều, nhưng chắc chắn là đủ cho một vụ cá đủ ăn nhòe, thậm chí thừa. Khi đó, với lượng cá dư dôi, Kiệt cũng sẽ tiện tay làm ra ít đồ hộp thử xem.

Ba ngôi làng còn lại cũng rất hài lòng với những gì mà Kiệt cung cấp. Với nông nghiệp cơ bản là cây lương thực, thì vụ mùa của họ khá bội thu. Nhưng do mới áp dụng những thứ máy móc, vài kỹ thuật mà họ học chưa tới nơi tới chốn, cho nên năng suất chưa thể cao như làng Hồng Bàng. Song ở hướng ngược lại, những ngành chuyên môn mà họ có sẵn ưu thế cũng đã kiếm được tiền để bù lỗ cho họ, khiến thu nhập đạt ngang với làng Hồng Bàng, dù đã phải trừ đi những khoản tiền chuyển giao kỹ thuật hay tiền trả góp,...

Với thắng lợi từ vụ mùa này, làng Hồng Bàng đã có thể đảm bảo năm sau họ vẫn đủ gạo ăn trong khi có gạo đem bán. Sau khi kiểm tra số gạo thu hoạch được của bốn ngôi làng và cùng dự toán mọi số liệu để xem năm sau có thể xuất đi bao nhiêu gạo để dân vẫn đủ ăn, thì mọi người tính được ra thấy số lượng xuất đi chỉ mới khoảng năm mươi “đạn” gạo.

“Đạn” là đơn vị đo lường của Đại Hoa truyền sang, Nghe thì có vẻ hơi khó hiểu, trước tiên ta phải biết “Đạn” là gì trước đã. Từ “石” ở đây thời nay có nghĩa là “thạch,” tức đá, nhưng khi dùng làm đơn vị đo lường thì phải đọc là “Đạn.” Và “Đạn” tương đương với “Đẩu” (斗) hay Xô. Còn “Đẩu” là một đơn vị đo thể tích gạo bằng với cái xô, thể tích khoảng lít khối, tức “Đạn” tương đương với xô gạo như vậy. Như vậy, “Đạn” vị chi khoảng bằng kg gạo. Năm mươi đạn gạo, đổi ra đơn vị kg là vào khoảng tấn. Nghe con số thì có vẻ nhiều, nhưng so với ngành buôn bán lương thực thì chỉ là một con số nhỏ mà thôi. Lượng gạo tiêu thụ của huyện Thanh Sơn tính là ra hơn một vạn đạn một tháng. Một vạn đạn là mười ngàn đạn, là khoảng tấn gạo, gấp hơn số gạo mà ngôi làng cấp ra là khoảng lần.

Thị trường lớn, song khó khăn không phải nhỏ. Do thị trường lớn, những thế lực tham gia thị trường này cũng đã rất mạnh. Họ có đủ tiền, quyền để ngăn chặn bất kỳ kẻ nào muốn len vào thị trường. Bởi thế, số gạo này muốn mang được lên tới huyện Thanh Sơn để buôn bán cũng phải qua nhiều khâu trung gian và khoản bôi trơn không nhỏ, thậm chí có khi phải bôi trơn bằng gạo. Trong trường hợp mọi thứ thuận lợi, tính ra thì số gạo có thể bán ra chỉ đạt khoảng - %. Lỗ mất ¼ là điều không ai muốn và sự hồ hởi của các bên tham gia tụt dốc không phanh.

Trong hoàn cảnh gặp bất lợi này, Hoàng Anh Kiệt đưa ra một đề nghị mới: chuyển mục tiêu về huyện thị Sơn Hải. Việc mà Hoàng Anh Minh làm được quả là quá mức thành công, tới độ Kiệt nhận thấy được những cơ hội lớn hơn nữa. Sau khi Hoàng Anh Minh làm thân được với người dân lao động ở huyện thị Sơn Hải, cậu ta biết rằng họ hiện nay đang phải thường xuyên ăn gạo xấu với giá đắt. Nguyên nhân là do những nguồn cung cấp gạo chính của huyện Sơn Hải là ngôi làng phía bắc đều tập trung gạo để bán sang huyện Thanh Sơn, vì bán sang đó lợi nhuận dày hơn. Do nguồn cung hạn chế, dù muốn thì Từ Văn Đồng ( Từ Văn Đồng là đại diện cho các chủ tiệm gạo tại huyện thị Sơn Hải, ghi ở chương Chính quyền và địa đầu xà) và các ông chủ khác cũng không thể làm gì hơn là phải mua gạo từ làng phía bắc huyện Sơn Hải bán cho huyện Thanh Sơn đem về bán cho dân ở huyệ thị Sơn Hải. Do đi lòng vòng một quãng xa, giá gạo tăng mà chất lượng cũng giảm rõ rệt.

- Nếu đúng là như vậy, chúng ta khác gì bóng ở chân đèn đâu chứ! ( Đèn ngày xưa là đèn dầu, khi đốt đèn chiếu sáng thì ánh sáng lan ra nhưng ở phần chân đèn do bị sấp bóng nên hóa ra lại là bóng tối hoàn toàn. Ý muốn nói là người ta thường vì ít chú ý tới việc ở gần, bỏ qua nó mà dẫn tới không ngờ được biến cố).- Đỗ Bá Xuyên chép miệng than.

- Có nên tin vào điều này không? Nếu bây giờ lại bàn lại kế hoạch với làng kia, có khi họ lại cho là ta lấp liếm việc không làm được việc!- Bá hộ Đào chép miệng

- Tin hay không tin, cứ nên thử một chút. Dù gì năm nay ta cũng đã có gạo dư thừa, sao không đem bán thử ở trên chợ huyện xem sao.

- Sao không liên hệ qua Từ Văn Đồng, dù gì thì ông ta cũng có uy tín lắm. Nếu ta qua mặt ông ta, e là ông ta sẽ ngăn chặn việc bán gạo của ta.

- Chúng ta đâu có phá việc làm ăn của ông ta, năm nay làng ta thừa gạo, cũng muốn đem ra chợ bán để tìm chút tiền cải thiện cuộc sống. Nhưng mà do không quen ai, nên chúng ta buộc phải bán cho những người dân nghèo quen biết với anh trai của cháu vậy.

- Bán cho đám người đó ư? Làm thế thì được mấy tiền?

- Mở cửa hàng bán gạo giá gắt đấy. Mà bán cho dân nghèo thì thu tiền lâu lắm. Nếu tình ra thì lỗ chổng vó vì ngày nào cũng phải đóng tiền thuế mở cửa hàng trong khi dân nghèo chưa chắc ngày nào cũng đã có tiền mua gạo.

- Thế nên ta mở cửa hàng gạo làm gì?

- Không mở cửa hàng gạo thì chẳng lẽ đi bán rong chắc.

- Sao lại không được?

- Bán rong thì chỉ có bán từng bao nhỏ thôi, chứ mang lớn thì không xong đâu?

- Bán rong đâu nhất thiết phải dùng người mà mang gạo, cho lên một cái xe, chở từ đầu đường tới cuối đường, sợ là vừa hết.

- Cho xe đi thì cũng được, nhưng mà gạo chở đi ra e rằng cũng mất chỗ để sắp xếp, giữ gạo không tốt nó mốc là ăn cám.

- Tại sao phải giữ gạo, ta cứ làm bao nhiêu bán từng ấy thôi.- Kiệt cười rồi chỉ ra chỗ cái máy xát gạo.

Lúc này, hai vị trưởng họ Đào và Đỗ cùng giơ tay lên vỗ trán bôm bốp. Tư duy của họ vẫn không kịp tiến lên theo thời đại. Kiệt đã làm ra cái máy xát gạo cực nhanh, xe của Kiệt có thể chở gạo đi nhiều, ba làng kia cũng đều có cơ sở vững chắc để trú khi thời tiết mưa gió, quãng đường đi xa nhất chỉ là từ làng Nhâm mà thôi, nên gạo sẽ khó mà bị mưa gió vào. Đã thế, ý tưởng bán theo kiểu hàng rong sẽ khiến gạo tiêu thụ cực nhanh, bán hết trong ngày, không lo gì cả.

- Ngoài ra, có thể tuyên truyền rằng gạo này là gạo mới xay, nhựa gạo vẫn còn, có khi còn đắt hàng hơn!- Bá hộ Đào chợt có một ý tưởng. Nhận thấy gạo dân huyện thị ăn hầu như là gạo cũ, ông ta cho rằng nếu nói cho họ biết đây là gạo mới thì chắc chắn sẽ chào đón.

- Đúng vậy! Ngoài ra chúng ta cũng nên vừa bán vừa tuyên truyền về thu hoạch của ta năm sau, từ đó sẽ khiến dân chúng chú ý hơn, họ sẽ dần thành khách trung thành của ta. Theo bác thì thậm chí ta có thể gây chú ý tới cả Từ Văn Đồng và đồng bạn của ông ta, để họ phải tìm tới ta để mau gạo.

- Đúng thế, mấy cái tiệm gạo mua nhiều trả tiền tươi, khi đó mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn hẳn.

- Làm ăn thì nên làm ăn lớn, cái này chàu không phản đối, nhưng phó mặc hết cho Từ Văn Đồng và đồng bọn cháu thấy chưa phải ý hay. Họ kiểm soát hệ thống phân phối thì ta sau này sẽ lại phụ thuộc vào họ, họ nói giá nào ta phải nghe.

- Nhưng gạo của ta tốt như vậy mà.

- Nếu như gạo ta thật sự bội thu, thì các bác định bán cho ai.

- Cho dân ở huyện thị.

- Nếu các tiệm gạo tuy bán gạo cũ nhưng giá rẻ, thậm chí phá giá, các bác còn bán được không? Rồi khi đó ta sẽ phải bán gạo theo giá họ đặt ra. Vì thế, cháu cho rằng một mặt ta hợp tác với họ, một mặt phải giữ được khách hàng trung thành là những người dân nghèo ở huyện thị. Họ đang gặp khó mà ta giúp họ thì họ chịu ơn ta, ta không vì tiền mà bán sạch gạo cho các tiệm gạo kia, vẫn giữ giá tốt cho họ, họ tất coi ta là bạn hữu. Có khách hàng trung thành, thu nhập của ta mới được đảm bảo, và như thế ta mới có sức đấu lại những kẻ kia. Khi đó, dù rằng vẫn chưa thể ngang hàng được, ta vẫn có thể giữ một mức giá thích hợp.

Sau khi mọi việc được thống nhất, Kiệt lên để bàn việc với anh trai. Biết rằng bản thân có thể giúp được gia đình, Minh cũng mừng. Cậu ta không hề ngại ngùng, mà rất năng nổ, đi giới thiệu khắp nơi về việc làng Hồng Bàng của cậu do thu hoạch tốt, nên có một số gạo dư muốn bán lên đây. Vì chưa biết dân ở đây có hợp ăn không, họ sẽ đi bản lẻ, bán dạo trên chiếc xe. Dân lao động nghe vậy thì biết vậy, chứ gạo nhà họ thì vẫn còn, nên lúc đó ra chỉ lác đác vài người mua. Giá gạo thì cũng bình thường, bằng giá bán của chợ.

Dẫu vậy, đoàn xe vừa đi vừa quảng cáo, giới thiệu rồi nhắn họ nếu thấy ngon thì cứ báo cho Minh số lượng muốn mua lần sao. Khi những người đã mua gạo rồi mang về ăn, họ thấy bữa cơm cũng được cải thiện, và rồi thì họ cũng có ý muốn mua thêm gạo. Nhà không sẵn thức ăn, cho nên độ ngon của gạo đóng góp khẩu vị rất nhiều, nên họ dần dần có ý muốn mua thêm gạo từ làng Hồng Bàng. Giá cả bằng nhau mà chất lượng tốt hơn, ai chả muốn mua.

Một vài nhà, rồi cả khu, rồi nhiều khu bắt đầu muốn mua gạo. Thế rồi không chỉ nhà nghèo, mà nhà giàu cũng tới mua, và họ cũng chả bị chặt chém gì. Nếu so ra, giá gạo này chỉ bằng giá của thứ gạo dân nghèo ăn, nhưng chất lượng thì ngang với gạo người giàu mua, mà thứ gạo người giàu mua thì giá phải cao. Vậy là mua gạo của làng Hồng Bàng thì chất lượng như gạo họ mua khi trước mà giá cả thấp hơn. Thế là, nguồn gạo từ làng Hồng Bàng tiêu thụ ngày một lớn. Do giá gạo tăng, ngôi làng lân cận làng Hồng Bàng, do cũng có dư lúa gạo phần nào, đã đi tới góp vui.

Lúc này, những chủ tiệm gạo bắt đầu đánh hơi thấy mùi nguy hiểm, và họ lập tức tìm cách ngăn chặn. Thông qua những khoản tiền đút lót, họ tìm cách gây khó dễ đoàn xe chở gạo đi bán lưu động, khiến đoàn xe nhiều ngày không vào được trong huyện thị để bán gạo, và làng lân cận lập tức méo mặt quay về.

Làng Hồng Bàng, dưới sự tư vấn của Kiệt, không hề đi đút lót, mà vận động dân trong chợ đi ra ngoài huyện thị một đoạn để mua gạo. Dù rằng đường đi xa, nhưng chênh lệch chất lượng cùng giá cả vẫn là một cái gì đó rất hấp dẫn người mua. Ngoài ra, Kiệt cũng bày mưu cho dân nghèo có thể đi mua hộ người giàu, rồi vận chuyển tới tận nhà họ, tạo nên một công việc khá mới. Lắm khi lượng gạo mua nhiều, thì Kiệt còn cho mượn xe để họ chở gạo vào.

Những ứng biến của Kiệt càng ngày càng làm những tay buôn gạo thấy mệt mỏi, họ quyết tâm ứng phó lại, họ định tiền lễ hậu binh, nếu bên Kiệt không chịu hợp tác thì họ sẽ làm rắn hơn. Và bên phe Kiệt đồng ý hợp tác theo hướng bình đẳng và hướng tới tương lai. Theo đó, Kiệt mời những ông chủ tiệm gạo cùng đi tới làng cậu xem cách dân làng canh tác, rồi xem qua những máy móc cậu làm ra, để họ định giá gạo xem thế nào là được. Biết rằng làng Hồng Bàng và làng lân cận sẽ sớm có đủ sức cung cấp gạo cho huyện thị, thậm chí có thể sang cả huyện Thanh Sơn, các chủ tiệm gạo đều có tư tâm., và chấp nhận hợp tác.

Truyện CV