1. Truyện
  2. Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
  3. Chương 40
Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 40: Ghen ăn tức ở

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương : Ông thầy nghiêm khắc

Trương Xuân Thắng là một học trò nghèo nhưng học giỏi, đỗ cuộc thi huyện, nhưng rồi sau khi thi lên cao hơn thì không được vì nhà nghèo, không có tiền đút lót. Hơn nữa, cái giỏi của Thắng cũng chỉ ở mức tầm tầm nên không thể dùng tài năng thay thế tiền bạc để thăng tiến được. Vì điều này, ông có một ác cảm nho nhỏ đối với những kẻ có tiền và dùng nó để tìm cơ hội thăng tiến hoặc kiếm công danh.

Nhưng dù ác cảm tới đâu, Thắng cũng đâu phải ngu dốt mà lại cố tình đi gây sự với những kẻ sẽ trả tiền cho mình, cuộc đời ông ta cho tới bây giờ vẫn vậy, khá an phận thủ thường. Sau khi bị đánh trượt khi thi xong, Thắng chuyên đi dạy học cho con lại các quan huyện. Lần này, Trương Xuân Thắng tới huyện Sơn Hải vì tin rằng huyện thiếu một người dạy học. Ban đầu thì ông ta cũng rất vui vì đã kiếm được một công việc thuận lợi với mình, nhưng rồi biết rằng người kia phải rời đi con người ấy vì thiếu tiền cha mẹ người học trò không trả nổi, thì ông ta không vui. Đến nơi, tìm hiểu qua về tình hình nơi đây thì Trương Xuân Thắng không vui nổi nữa.

Ở nơi này, quan lại và giới địa chủ cấu kết với nhau làm giàu được khá là tốt, vì xa sự quản lý của châu Nam Bình, và họ coi việc học như là để tiến thân, nên thầy trò là quan hệ tiền bạc, nhiều khi trò ức hiếp thầy mà thầy phải chịu. Đây là điều ông ta không thể chấp nhận được, cho nên Trương Xuân Thắng quyết tâm làm thay đổi bọn học trò.

Đầu tiên, ông phải lập quy tắc. Thầy đồ ở trường huyện Sơn Hải không có uy với đám học trò là bởi họ không lập được ra quy tắc, họ hoặc thường dùng uy thầy để làm tiền, khiến cái uy không còn giá trị, hoặc vì tiền bạc mà không dám dùng tới cái uy của thầy. Ngược lại, nếu định ra quy tắc từ đầu, một khi bọn nhóc làm sai, phạt chúng thế nào là quyền của thầy đồ Thắng.

Tiếp đó, Thắng cũng không nhận tiền bạc của đám học trò. Nhìn vào số tiền huyện trả cộng thêm với việc bản thân vốn không bao giờ vung tay quá trán, thầy đồ Thắng tin chắc mình sẽ không bao giờ phải vì tiền mà quy lụy đám học trò.

Cuối cùng, là hình phạt. Ông là một thầy đồ, nên ông không thích phải phạt roi hay tiền, ông phạt chép chữ. Là một thầy đồ, Thắng tin rằng chữ Nho là thứ chữ rất tinh túy, học được cái tinh túy trong đó là một điểm cực kỳ lợi cho bất kỳ ai: không sợ sai từ đồng âm, không sợ mất nghĩa của từ, học chữ qua phép chiết tự thì càng tốt vì nó làm người ta thêm hiểu. Tuy vậy, không thể không nói rằng học chữ Nho là khó, và một cách để khắc phục nó chính là viết nó đủ nhiều. Việc chép chữ chính là để làm thế. Ngoài ra, giấy viết chữ thời này đắt đỏ, nên bài học này ắt cũng khiến bọn nhóc kia kinh sợ. Để xem chúng nó có dám lỳ lợm hay không.

Những buổi dạy học đầu tiên với thầy đồ Thắng, quả đúng là địa ngục với đám học trò ở nơi đây, khi mà từ dáng ngồi, cách cầm bút, thậm chí là cách viết nét nào trước nét nào sau cũng bị sửa nghiêm ngặt. Dù rất gò bó, nhưng đấy mới chỉ là phần dễ nhất. Cuối buổi học, tất cả phải viết lại bất kỳ chữ nào đã học cho ông ta xem, viết đúng chưa hẳn là thoát, mà còn phải đúng theo tất cả những gì ông ta đã dạy. Thế là toàn bộ lớp ngã ngựa, kể cả Hoàng Anh Minh.

Đúng vậy, Hoàng Anh Minh có thể rất thông minh, có thể có một người mẹ có xuất thân từ nhà có văn hóa như Văn Nguyệt Nga, nhưng gia cảnh của cậu ta từ lúc sinh ra tới nay không hề tốt, nên vẫn phải làm việc luôn luôn. Vì thế, thực sự thì những lễ nghi khi viết chữ thế này Minh không quá rành.

Nhưng may sao, Thắng cho phép bọn nó về chuẩn bị lại, hôm sau lên kiểm tra. Đồng thời, những ai phải viết những chữ không do ông ta dạy thì sẽ không bị phạt, nhưng ông ta mà uốn nắn trên lớp, dù là cho bất kỳ ai rồi mà có lần nào đó ông yêu cầu viết mà còn sai thì phải chịu phạt, vì ông ta không nói riêng, mà nói cho cả lớp nghe rồi.

Điều này làm cho bọn trẻ sợ vô cùng. Chúng nó cố gắng thử nhờ bố mẹ chúng tới can thiệp để thầy đỡ làm khó, tuy nhiên, hóa ra đây lại là một ý kiến cực tồi.

- Thưa thầy, tôi nghe các cháu nói là thầy bắt bọn nó làm rất nhiều thứ phức tạp quá, liệu có thể bớt bớt đi được không ạ.

- Các bác nói vậy là sai rồi, chữ thánh hiền là thứ quý, không thể tùy tiện trao nhận được. Chẳng những tiền bạc để nuôi người dạy đã phải có, mà tâm thái nhận con chữ cũng phải là có.

- Thưa thầy, nó chỉ mới là con chữ chứ đã là cái gì đâu mà...

- Các vị, cây phải uốn từ khi nó còn non, chứ khi nó cứng rồi mà định uốn nó quật lại vỡ mặt. Chữ là thứ sơ khai nhất, nếu không làm tốt cái chữ, thì học có cao tới đâu cũng vô dụng thôi. Hơn nữa, việc tôi rèn các cháu cách viết chữ, thực ra là rèn các cháu về phong thái. Con vị muốn con mình học để kiếm tìm công danh sự nghiệp, thậm chí đỗ đạt làm quan, nhưng tôi thấy các cháu nó vẫn chỉ là lũ nông dân cầm cây bút, chưa ai ra dáng người đi học. Nếu cứ thế này, tôi e rằng cháu nó rồi cũng chỉ làm được mấy chức vớ vẩn mà thôi. Mà ấy là khi các vị còn có tiền đút lót, chứ các vị hết tiền, con cháu các vị xuống nhanh lắm.

- Vậy không lẽ học mấy thứ phong thái gì gì đó thì được làm quan sao?

- Nếu thầy biết sao không đi làm quan đi.

- Thầy nói tôi chả hiểu gì hết.

- Các vị, tôi không làm quan, nhưng lại có thể về đây kiếm sống, đó cũng là thanh nhàn, mà danh tiếng lại tốt. Việc tôi không làm quan được, nói thẳng ra là vì tôi nghèo, không có tiền chạy, nhưng việc tôi luyện cho mình một bản lĩnh tốt thì đâu uổng phí. Chẳng phải các vị cũng phải mang đồ tới biếu xén tôi hay sao, mà tôi có làm quan đâu. Ngoài ra, đúng là thứ tôi dạy không khiến các cháu làm quan làm thầy được hoàn toàn như tôi, nhưng đó là nền tảng để bọn nó có thể dùng được rất tốt. Các vị nghĩ thử xem, các vị chọn cho con mình một ông thầy ngả ngớn, suốt ngày ăn tiền hay một người thầy trông nghiêm túc. Còn nếu ai ở đây là người làm quan, thì nghĩ rằng sẽ chọn một người giúp mình có chữ có nghĩa hay chỉ hạng ăn tiền là giỏi, làm thì nhác nào. Đúng là không có tiền không mua được chức, nhưng mà nếu số tiền ngang nhau thì sao.

- Chọn đứa tốt hơn!- Một người rụt rè nói. Có vẻ là một tiểu thương trong chợ.

- Vậy các vị còn thắc mắc gì về cách dạy của tôi nữa không.

- Không.

Vậy là thay vì là đồng minh của lũ trẻ, những bậc phụ huynh giờ đây lại quay sang hỗ trợ người thầy làm bọn nhóc khủng hoảng. Có sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, thầy đồ Thắng càng thêm dễ dàng trong việc dạy học, nhưng tuyệt nhiên không vì thế mà tùy tiện thay đổi những nội qua ban đầu mình đưa ra, vì nó là quy tắc. Dù vậy, ông thầy vẫn sớm là nỗi khiếp sợ của tụi học trò. Việc viết chữ chép phạt khiến nhiều đứa cảm thấy rã rời tay mỗi khi cầm bút buổi sáng, nhưng không hề được nghỉ ngơi.

Bọn trẻ con suốt ngày kêu khổ sở, nhiều đứa còn vùng vằng toan bỏ học, nhưng nào có được, bố mẹ cho trận roi hoặc là đe cắt tiền tiêu vặt là các cô các cậu sợ ngay, lại cun cút đi học. Ngày một ngày hai, mọi thứ dần vào nề nếp, bọn nhóc vẫn có khi bị phạt, nhưng rồi cũng chịu quen. Vốn là người học rộng hiểu nhiều, Trương Xuân Thắng biết không thể cứ dùng uy mãi được, vì uy quá thì bọn học trò sẽ chỉ vì sợ mà phải học, và nếu còn ông ta thì chúng còn học, thoát khỏi tay ông thì chúng sẽ trốn tránh việc học, lao vào ăn chơi. Muốn bọn nó thực tâm học, thì phải khiến sự học trở thành mong muốn của tụi nó.

Ngoài ép bọn học trò phải tập viết chữ thật tử tế theo đúng yêu cầu và dùng hình thức chép phạt đầy uy lực, thì ông khích lệ đúng thời điểm và truyền tải tri thức qua những câu thơ câu chuyện. Đầu tiên, là những câu chuyện về Nho học như mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà, chuyện Khổng Tử chu du các nước,… Sâu xa hơn một tí, thì những chuyện thời Xuân Thu- Chiến Quốc, mưu sĩ đấu trí với nhau. Từ tất cả những câu chuyện trên, Thắng khiến bọn trẻ thực sự coi tri thức đầy thú vị để chúng siêng năng học hỏi. Từ những chuyện xưa, bọn trẻ có thể thấy được vấn đề tác phong con người phải thế nào, việc rèn chữ quan trọng ra sao, đạo đối nhân xử thế,… và chúng dần thu liễm lại được cái tính náo động.

- Trông anh không khác gì một cái xác biết đi rồi đấy!- Kiệt nhíu mày nhìn ông anh trai. Đã mấy tháng rồi Kiệt không gặp lại ông anh trai, vì cậu bận trông coi cái ao cá. Giờ đây, khi ao cá đã tương đối ổn định, không còn cá chết nổi lên dù chỉ một con, mà việc chăm cá cũng đã quen với người ở nhà- cậu đã thuê chú Rương, chồng cô Đào về chăm sóc ao cá. Mất kha khá thời gian để dạy cho chú ấy những điều cơ bản, nhưng xong rồi thì mọi chuyện tốt hơn rất nhiều. Lên thăm ông anh trai, Kiệt đã nghĩ rằng học hành sẽ làm Minh gầy đi chút ít, nhưng giờ thì phải gọi là hốc hác chứ không còn là gầy nữa.

- Thực ra cũng hơi căng thẳng!- Anh Minh định nói lảng đi nhưng rồi cũng thú nhận và kể lại toàn bộ những gì đang xảy ra ở đây.

Nghe anh trai mình nói, Kiệt một mặt tức giận khi thấy ông thầy đồ mới này thật sự quá khắt khe thậm chí còn ghê hơn mấy người bị bệnh thành tích; một mặt khác lại thấy hơi bất lực và xấu hổ khi không biết làm gì để giúp anh trai. Cậu không hề có khả năng nào gây ảnh hưởng tới quyết định của nhà trường hay với phụ huynh các học sinh ở đây để họ cùng gây sức ép buộc thầy đồ Thắng phải giảm tải chương trình dạy và học này.

- Có hôm nào được nghỉ không?- Kiệt hỏi.

- Hôm nay là rằm, được nghỉ nguyên một ngày.

- Vậy rất may là em tới vừa đúng lúc, vậy anh em ta đi dạo phố một lát cho khuây khỏa.

Truyện CV