1. Truyện
  2. Phục Hưng
  3. Chương 41
Phục Hưng

Chương 41. Ngăn cơn sóng dữ.

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Tuyệt phẩm tiên hiệp - Đạo Quân Qua tháng hai, lúa ngoài đồng đã dần chắc hạt, đợi thêm tháng nữa là có thể thua hoạch. Nông dân vẫn cần mẫn đi loại cỏ, bón thêm phân cho lúa, tất cả đều chờ mong một vụ mùa bội thu. Trên bờ đê, trâu bò thong thả gặm cỏ, trẻ chăn trâu chơi đùa chạy nhảy, tiếng cười rộn rã, mấy cụ già ngồi nghỉ ở ngôi miếu hoang mỉm cười lặng lẽ….Đã quá lâu rồi họ không trông thấy cảnh làng quê yên bình đến vậy, từ khi vua Dục Tông tử trận,cả nước không được ngày nào yên. Hết chiến tranh với Chiêm Thành thì đến bạo loạn, không thì lại hồng thủy thiên tai, năm nào trời thương cho được mùa thì phải nạp phú thuế nặng, làm mãi làm mãi mà chẳng đủ ăn, lũ cháu nhỏ xanh xao vàng vọt, lúc nào cũng đói…..Nghĩ lại mà đau, mà xót….cũng may, nhờ ơn tướng quân, tất cả đều tốt lên…..

Trên đường cái quan, Đại Hải cùng Lê Toàn cưỡi ngựa song song mà đi, hôm nay hắn đi thị sát tình hình trấn. Đường cái quan tuy vẫn chỉ là đường đất nhưng được nên rất chắc chắn, ngày mưa đi không sợ sụt lún, đây là công sức của mấy nghìn nạn dân làm ngày làm đêm mới được như vậy, không phải hắn không làm được đường gạch hay đường xi măng, mà là chưa thể làm bây giờ. Thất phu vô tội, hoài bích có tội, xi măng phải nói là vật tư chiến lược, không dễ dàng hở ra, bằng thế lực của hắn bây giờ chắc chắn không giữ được bí mật của xi măng, dễ bị người mơ ước. Thương nhân còn đỡ, nếu mà là các thế lực lớn trong kinh thành thì khó nói, quá nhiều thứ sẽ thay đổi nếu xi măng xuất hiện, ít nhất thành trì sẽ mọc lên liên miên không dứt, cứng rắn như đá tảng, khó mà công phá…. việc tiên tri biết trước của hắn sẽ mất tác dụng hoàn toàn, hắn chưa sẵn sàng để làm như vậy.

Ở đảo giấu vàng (Cồn Cỏ) Đại Hải cho xây dựng một lò nung xi măng bí mật, không mấy người biết và đã đi vào sản xuất, mỗi ngày dăm ba tấn, sản lượng không cao đi đâu, chủ yếu do việc nghiền vụn nguyên vật liệu mất công, chứ nung thì không khó. Xi măng đặc chủng khó chứ xi măng bình thường thì dễ làm hơn nhiều, xi măng Portland phối chế rất đơn giản, tỉ lệ đá vôi đất sét là : trộn đều rồi cho vào lò thẳng nung là được, ngay đầu tiên làm dĩ nhiên là sẽ không thành công nhưng thợ thủ công thử đi thử lại nhiều lần cuối cùng cũng ra thành phẩm. Xi măng Portland khi sử dụng rất tốt, cứng như đá tảng, hắn đặt tên luôn là thạch thủy, hahaha, tên rất nát nhưng dễ gọi, chứ để ngươi đương thời gọi là xi măng các thứ thì làm khó người ta quá, cũng không mấy ai hiểu. Đại Hải hắn còn biết sơ sơ loại xi măng La Mã, chuyên chống ăn mòn, cứng hơn đá nhưng khó làm, phải trộn đá núi lửa, tro núi lửa với đất sét để nung, nhưng do nguyên vật liệu không đầy đủ nên chưa thí nghiệm chế tạo được…..

Còn về đường gạch, lò đốt gạch không có chút nào hàm lượng kỹ thuật cả, chỉ lo ô nhiễm môi trường thôi...nhưng mà ai quản, ăn còn chưa đủ no, hơi sức đâu quan tâm môi với chả trường. Đại Hải hắn chưa làm vì nếu làm đường gạch thì cao điệu quá, vừa mới đến mấy tháng mà đã xây đường gạch, tiền ở đâu nhiều thế, có ý tứ gì??? Thăng Long còn chưa có mấy con đường gạch mà Thuận Hoá đã muốn xây, ngại sống không đủ lâu hả.

“Lê Toàn này, nạn dân giờ có bao nhiêu?” Đại Hải quay sang hỏi.

“Chủ công, mấy tháng nay có vạn nạn dân kéo đến, nhưng càng ngày càng ít đi, có vẻ như phía Bắc Hoành Sơn quan đã yên trở lại, nạn dân trở về quê cũ hết rồi. Ai khó khăn quá mới tiếp tục tha hương câu thực. Vậy cũng tốt, nếu không lương thực của ta căng không được đến vụ thu, nếu không có số lương thực Đinh Phú mua về thì Thuận Hoá khó khăn nữa, lương thực phân phá hàng ngày phải cắt giảm một phần. Nhưng guờ mọi chuyện đều ổn thoả rồi.” Lê Toàn trả lời.

“Ngươi sắp xếp cho họ làm gì rồi??? Mà giờ tổng Thuận Hoá có bao nhiêu người.”

“Phần lớn số nạn dân này đang đi sửa đường, nhưng sửa đường xong thì không biết cho họ làm gì, ruộng ở Thuận Hoá đã chia hết rồi, muốn thêm thì phải khai hoang thôi.

Trấn Thuận Hoá ta giờ có gần vạn hộ, khoảng vạn dân, tính hết già trẻ gái trai.”

“Ừm, trong số nạn vạn người sửa đường kia, có bao nhiêu là thanh tráng, có bao nhiêu người độc thân?”

“Thanh tráng hơn vạn, khoảng vạn là phụ nữ, còn lại là trung niên người già, trẻ dưới tuổi không tính đến vì quá nhỏ không sửa đường được, dễ phải có đến mấy ngàn.”

“Trẻ con ở Thuận Hoá nhiều quá, người nghĩ ta có nên mở lớp dạy học không.”

“Mở được lớp là tốt, sau này ta sẵn người hay chữ để dùng, nhưng mất nhiều năm, mà chữ Hán Nôm thì khó học, để văn hay chữ tốt phải mất chục năm.”

“Dạy bộ chữ ta đưa cho ngươi ấy, Việt ngữ, dễ học dễ hiểu hơn.”

“Bộ chữ chủ công đưa quả là dễ học, nhưng chúng ta dạy gì cho bọn nhỏ bây giờ.? Tứ thư ngũ kinh? Luận ngữ, đại học?” Lê Toàn thắc mắc

“Mấy thứ cao siêu đấy cứ để lại đã, trước dạy chúng biết đọc biết viết, soạn chút tích truyện dân gian cho học, một ít sử nước ta. Nhớ là sử nước ta, chứ không học cái gì Thương Chu Hạ Trụ bên Tàu, không cần thiết. Cái này ta sẽ biên soạn cho, dù gì cũng có nhiều thời gian rảnh. Một chút Toán học cùng kinh nghiệm dân gian. Tạm thời như thế đã, qua năm nay chúng ta nghiên cứu thêm.”

“Chủ công nói phải, việc học là tinh thâm, có người theo được việc học, có người thì không. Thiết nghĩ trước dạy một chút đạo lý đối nhân xử thế đơn giản, sau mới dạy thi văn tính toán...rồi mới học sâu hơn. Ai học được, ham học thì đi học, ai không được thì đi làm việc khác cho đỡ mất thời gian công sức. Thuộc hạ thấy chỉ nên đi học buổi sáng, buổi chiều nên để lũ trẻ nghỉ ngơi, giúp đỡ gia đình.”

“Ngươi nói chính hợp ý ta. Nên vậy, trước lấy để trẻ từ tuổi đến tuổi đi học trước. Nhà ai có em nhỏ cần trông nom thì cho phép mang theo, ta cử người chăm nom cho, giờ giải lao chúng có thể ra chơi với em. Cứ trước vậy đã. Ngươi tìm hiểu xem cả Thuận Hoá có bao nhiêu trẻ trong độ tuổi đấy mà tính chuyện mở trường.”

“Thuộc hạ lĩnh mệnh.” Lê Toàn đáp lời.

May thay hiện tại dân cư Thuận Hoá còn tập trung quanh thành là chính nên việc tổ chức học tập làm việc còn dễ dàng, sau này phân làng phân ấp ra xa thì sẽ khó khăn hơn….Nhưng việc sau này để sau tính……

“Lê Toàn, việc lập lớp lập trường cứ tạm để sau chậm rãi làm, trước có việc gấp cần ngươi giải quyết. Ta cần một vạn người đang tuổi tráng niên, nam nữ đều được, nếu lập gia đình mà chưa có con cái hay cha mẹ già cần phụng dưỡng là tốt nhất, còn đâu thì chọn người độc thân. Nói với họ là ta muốn đưa họ đi nơi mới sinh sống, khá vất vả nhưng tuyệt khong bạc đãi họ. Nguyện ý thì đi, không cần bắt ép cho đủ số, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tới nơi mới, mỗi người sẽ được phân mẫu đất, cày cấy tốt thì đủ nuôi sống mình mà còn dư dả, thời gian đầu ăn uống không cần lo, ta đều cấp phát, sau từ từ trả là được.”

“Chủ công tính khai phá Cứ đảo với đảo Đài Loan ư? Liệu có ổn không, đấy là trốn rừng thiêng nước độc, dân cư bưu hãn, chuyển dân ta nên sống e rằng nguy hiểm.” Lê Toàn nói ra.

“Ngươi không cần lo lắng, trước ta cho quân sĩ lên đó, làm gỏi tất cả những thế lực có thể uy hiếp, xây dựng thành lũy rồi mới chuyển dân ta ra ở. Sớm nhất cũng phải sau vụ thu.”

“Được rồi, trước đừng nghĩ nhiều, ngươi tập hợp đủ số người ta yêu cầu là được, chuyện sau ta tự có tính toán. Sóng gió sắp nổi lên rồi, chúng ta không thể chậm bước chân được.”

Lê Toàn yên lặng không nói, sau vụ thu e rằng sẽ lại có chiến tranh. Nghe thương nhân từ Thăng Long tới nói, triều đình đang họp quân, trù lương….haizzzz….

………

Thủy trại, nơi đóng quân tạm thời của hải quân Thuận Hoá.

“Uỳnh ùynh ùynh” pháo nổ vang trời, sau mấy tháng trời từ khi vua Chiêm chết, đại pháo hay đúng hơn là súng thần công của Đại Việt mới lại lên tiếng.

“ĐỔ BỘ!!!!!!”

“HAI BA NÀO….HAI BA NÀO!!!!” Thủy thủ ra sức kéo dây thừng, từ từ hạ những chiếc ghe xuống.

“THUYỀN ĐÃ HẠ. BINH LÍNH DI CHUYỂN. NHANH NHANH.”

“QU N ÁO VẢI LÊN TRƯỚC. CUNG THỦ THEO SAU.”

“RẦM RẬPP…”

Ngay lập tức binh lính từ mạn thuyền leo xuống, đi đầu là những binh lính áo vải, không giáp không mũ, chỉ một thanh gươm cùng tấm khiên mây. Đúng vậy, đây là khiên mây, có thể coi là trang bị truyền thống của Đại Việt nói riêng hay Bách Việt nói chung, nhớ khi xưa chiến binh đằng giáp kiêu dũng thiện chiến hoành hành một vùng, đè nặng quân Hán ra mà đánh, trong Tam Quốc diễn nghĩa cũng nhắc đến đội quân này, Gia Cát Lượng đối chiến trước trận không có cửa thắng, phải dùng mưu sâu mới được, có thể coi là mưu hèn kế bẩn:v Đằng giáp thì Đại Việt cũng có nhưng do tính sợ lửa nên ít dùng, đằng giáp nhẹ đến mấy thì bơi lội cũng bất tiện nên Đại Hải chỉ trang bị cho hải quân khiên mây mà thôi. Hắn cũng không có ý định dùng vật này nhiều, vì chúng dễ cháy, hải chiến không tiện khi mà động tí là bắn tên lửa với đốt thuyền, rất nguy hiểm.

Theo sau là cung thủ tinh nhuệ, tay cầm cung, lưng đeo túi tên, eo cài dao quắm đi rừng. Những cung thủ này đều là người được chọn lựa kỹ lưỡng từ trong quân cũng như từ nạn dân, họ vốn đều xuất thân thợ săn, quanh năm săn bắn, có thể nói là thiện xạ bách phát bách trúng. Mà thợ săn thì sinh sống trên rừng trên núi, mấy ai đã thao bơi lội.

Người cung thủ cuối cùng xuống thuyền, lập tức binh sĩ khua động mái chèo, số áo vải binh còn giơ khiên che chở cho đồng đội, cung thủ gài tên. Thuyền lướt qua ngọn sóng mà đi, chẳng mấy chốc đã tiếp cận bãi cát.

“BẮN TÊN!!!!

“VÙ...VÙ….”

Cung thủ lập tức buông tay, mưa tên xối xả bay về phía các hình nộm trên bãi cát, thuyền không ngừng lại vẫn tiếp tục tiến đến, càng tiến càng nhanh hơn, binh lính ra sức chèo.

Lúc này ở ngoài xa, đợt thuyền con thứ hai được hạ xuống, các binh sĩ mặc giáp bắt đầu xuống thuyền, không ít người khoác giáp sắt kín mít, họ là những binh lính tinh nhuệ nhất, thạo cả thủy chiến lẫn bộ chiến, sức khoẻ hơn người nên được trang bị giáp sắt. Giáp họ mặc không giống sơn văn giáp thường thấy, hay các loại giáp kiểu Tống, Nguyên mà quân Đại Việt trang bị, giáp họ mặc có hơi hướm bản giáp của phương Tây. Đây là một trong những cải tiến về vũ khí trang bị của Đại Hải. Không phải các loại giáp phương Đông không tốt, giáp của nhà Tống, hay sau này nhà Hậu Lê sử dụng khá tương đồng về thiết kế , sức phòng ngự tốt, linh hoạt nhưng ngặt nỗi chế tạo phức tạp tỉ mỉ, khó trang bị đại trà. Giáp phương Tây, bản giáp thì đơn giản dễ chế tạo hơn, phòng ngự cao nhưng lại nặng, thể hình người Đại Việt mặc hơi quá sức. Chính vì lẽ đó Đại Hải trang bị bản giáp cho binh sĩ chỉ có giáp trên, ngoài ra thì mặc giáp vảy cá, dẫu thế nhưng chỉ có những binh lính có thể lực tốt mới mặc được.

Trở lại bãi cát, thuyền đã vào đến bến, ngay lập tức các binh sĩ áo vải nhảy xuống thuyền, lội nước vào bờ, phía sau cung thủ vẫn đang không ngừng nhả tên. Mấy nhịp thở trôi qua, một bức tường khiên được dựng lên, án ngữ giữa bãi cát, cung thủ đã chạy tới phía sau, tiếp tục bắn tên về phía hình nộm nhưng lần này là bắn tỉa, ngắm chuẩn rồi mới bắn. phút sau, thuyền trở giáp binh cập bến, bức tường khiên lại thêm dài, thêm rộng. Cứ thế liên tục phút đồng hồ, binh sĩ đã đổ bộ hoàn tất, bức tường khiên bắt đầu di chuyển áp sát tường trại……

Tiếp theo là màn công thành quen thuộc nhưng rốt cuộc đây chỉ là bài diễn tập đổ bộ nên phần công thành được lược qua, binh sĩ được cho nghỉ ngơi tại chỗ.

Trên đài quan sát, Đại Hải hài lòng gật đầu.

“Binh sĩ đã chuẩn bị sẵn sàng rồi chứ Vũ Tiến?”

“Binh sĩ đã sẵn sàng ra trận. Nhưng súng thần công còn cần luyện tập nhiều hơn, binh sĩ thao tác còn chưa thực chuẩn xác.” Vũ Tiến đáp lời.

“Không sao, thực chiến nhiều sẽ tốt hơn. Cho binh lính về nhà thăm gia đình ngày, ngày sau xuất phát. Ngươi lần này là tướng chỉ huy, chuẩn bị cho tốt, chớ làm ta thất vọng”

“Thuộc hạ lĩnh mệnh.” Vũ Tiến hô to đáp lời.

Nói về súng thần công, nhiều người thường cho rằng cha đẻ ra súng thần công là Hồ Nguyên Trừng. Điều này có phải thật không, chỉ có lịch sử mới biết rõ. Nhưng việc sử dụng súng thần công ở Việt Nam lần đầu được ghi lại là ở trận Hải Triều, tướng Trần Khát Chân dùng súng bắn hỏng chiến thuyền, giết chết vua Chiêm Chế Bồng Nga. Như vậy ta có thể hiểu súng thần công đã ra đời từ trước và Hồ Nguyên Trừng là người cải tiến, làm cho nó càng thon gọn, an toàn và dễ sử dụng hơn và được phổ biến rộng rãi trong quân đội Đại Việt.

Súng thần công là con quái thú nuốt vàng, mỗi phát pháo là đi tong mấy lạng bạc. Cục gang, cục sắt đạn súng không nói nhưng thuốc súng là không rẻ. Đại Việt không có mỏ lưu huỳnh, diêm tiêu lớn, hay dùng phân dơi nên chế thuốc súng rất đắt, mua càng đắt hơn. Đại Hải hắn tuy biết chế thuốc nổ đen thật đấy nhưng có công thức là một chuyện, chế tạo ra lại là một chuyện khác, hiệu quả như thế nào lại là một chuyện khác nữa. Một vài công thức thuốc nổ đen sẽ nổ sớm hơn, một vài sẽ chậm hơn, một vài loại uy lớn hơn, có thể phá đá mở đường, một số lại lẹt đẹt không làm nổi pháo hoa. Bởi vậy, để chế tạo được số thuốc nổ đen ưng ý, Đại Hải hắn suýt chút nữa táng gia bại sản, số thợ thủ công đi chế tạo phải mày mò mấy tháng trời, không ít người bị thương, cuối cùng mới hoàn thành được. Vậy mới thấy, có công nghệ, có học thức là một chuyện tốt, nhưng có thể lấy ra và ứng dụng vào hay không thì còn khó nói. Đặc biệt, phải có sự trợ giúp của các thợ thủ công, của các học sĩ (học sĩ, thuật sĩ thực tế chứ không phải mấy ông suốt ngày mở mồm ra là sách thánh hiền) giúp sức mới có thể thành công được. Người tài thời nào cũng có nhưng tìm ra và trọng dụng được không thì phải xem ở người làm vua làm tướng. Việc đào tạo và sử dụng người có tài là hết sức cần thiết và không thể chậm trễ!!!!

Truyện CV