1. Truyện
  2. Tâm Ma
  3. Chương 28
Tâm Ma

Chương 28: Đừng sợ, ta là người tốt

Truyện Chữ Hay
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ Hay

Còn chưa hiểu chuyện gì, Thích Tự Tại đã lao tới, khí thế lẫm liệt. Trần Gia không còn cách nào khác, đành phát vội ra một chưởng chống đỡ, trong lòng kinh hãi. Lão thầm nguyền rủa : «Ta làm ơn lại mắc oán, hai gã này bị điên thật rồi! » Chưởng phong vừa đến nơi, chiến ý của Trần Giã lụi tắt hoàn toàn. Thích Tự Tại ra chiêu quá nhanh, chỉ vừa mới quay người, tay trái đã vận đủ khí, người bật lên cao quá đầu Trần Gia, tấn công từ trên thẳng xuống, vừa chiếm được thế thượng phong, vừa án ngữ vị trí đắc địa, bao trùm hướng. Trần Gia hốt hoảng loạng choạng ngã về phía sau. Bỗng nhiên, chưởng vừa đến, chưa kịp chạm vào Trần Gia đã tan thành cơn gió ào ạt, thổi bay cát bụi. Trần Gia khẽ rùng mình, trúng một chưởng như thế chắc lão toi đời. Thích Tự Tại quay sang nói với Thích Quảng Nhi :

- Người này võ công tầm thường, không thể làm gì đại sư Thích Tâm được, ngươi đừng lo lắng.

Thích Quảng Nhi nói :

- Một chưởng vừa rồi của ngươi không chuẩn, để ta kiểm tra lại lần nữa cho chắc.

Nói xong lão toan vung một chưởng về phía Trần Gia. Trần Gia vừa được một phen sợ mất mật, lại tức giận đùng đùng, bị chê là võ công tầm thường, còn bị đem ra làm chuyện mua vui, lão quát lên :

- Hai gã điên kia, các ngươi định giở trò gì. Có đưa ta đi không thì bảo ?

Lão giận đến tím mặt, không còn giữ phép tắc lề lối gì nữa. Thích Quảng Nhi giật mình bối rối, lẩm nhẩm :

- Ta đâu có điên, lão quay sang Thích Tự Tại nói : Ngươi có điên không ?

Trần Gia bực tức nói, quay lưng bước đi:

- Hừ, được lắm, ta sẽ về thưa lại với Thích Tâm.

Thích Quảng Nhi hốt hoảng nói :

- Mong người dừng bước, ta đưa người đi.

Trần Gia nói :

- Thôi đừng lảm nhảm nữa, đưa ta lên núi mau.

Thích Tự Tại nói :

- Vậy thì đi nào, theo ta.

Trần Gia thầm nghĩ: “Hai gã này tuy ngô nghê nhưng không có ác í gì, không đáng ngại”. Hai lão sư đưa Trần Gia vòng sang hông núi, dưới rừng cây là bậc thang đẽo vào núi đá, ngay ngắn, uốn lượn theo sườn núi. Đi từng đoạn thì lại có lối rẽ vào miếu nghỉ bên sườn núi. Càng lên cao, không khí càng loãng, bậc thang cheo leo bên sườn núi, một bên là núi đá, một bên là vực thẳm, khung cảnh vừa hùng vĩ vừa ghê rợn. Trần Gia đi nép sát vào bên vách núi, hai lão sư đi lên thoăn thoắt, thoáng đã bỏ xa Trần Gia. Hai lão đứng đợi, nhưng lại không yên tay yên chân, liền nghĩ ra trò lộn ngược đầu đuôi, chồng cây chuối đi bằng tay, vừa đi vừa đua nhau, trông rất hoạt kê. Đi lên đến đỉnh, mở ra trước mắt là một khoảng rộng lớn. Chùa trên núi Tiên Nhân so với ngọn Phong Tiên quả là một trời một vực, nhà bốn phía bao quanh căn chính ở trung tâm, thiết kế toát nên vẻ tinh tế, thanh tịnh. Người ở đây cũng đông đúc hơn hẳn. Vừa lên đến nơi, có vị sư lại gần hỏi Thích Tự Tại:

- Chào lão sư, người này lên chùa có việc gì thế.

Thích Tự Tại ra vẻ gấp gáp:

- Ta có việc gấp, không có thời gian nói chuyện với ngươi đâu, ngươi cho người xuống miếu dưới chân núi canh nom giúp chúng ta.

Người kia đáp: “Dạ” rồi bước đi. Trần Gia được dẫn thẳng vào một căn nhà ở giữa. Căn nhà làm theo kiểu hai gian ba trái, mái ngói cong về phía. Trần Gia và Thích Quảng Nhi đứng ngoài, Thích Tự Tại vào trước, một lúc sau lão đi ra nói với Trần Gia:

- Người vào đi, đại sư Thích Linh Trí đợi người trong đó.

Trần Gia bước qua cánh cửa mở sẵn vào phòng chính giữa, căn phòng cao, sáng rực rỡ. Sự thiết kế tinh tế của khe, rãnh giúp ánh sáng tự nhiên ngập tràn, không khí trong lành nhờ gió lưu thông đều, căn phòng khá thoáng và đơn giản nhưng từng chi tiết đều rất hoàn mỹ. Cả căn phòng là một màu trắng của đá. Trần Gia mải mê nhìn ngắm mà quên mất sự hiện diện của một vị sư ngồi thiền ngay chính giữa phòng, ông mặc trắng như hòa mình vào căn phòng. Trông ông đã rất nhiều tuổi, nhưng khó có thể đoán biết được ông bao nhiêu tuổi, lông mi, lông mày đều bạc phơ, người hơi gầy, khuôn mặt bình thản điềm tĩnh. Ông lên tiếng trước:

- Mời người ngồi, ta là Thích Linh Trí, chẳng hay người tên chi?

Trần Gia bừng tỉnh, thầm nghĩ: “Đây đã là đỉnh Tiên Nhân, ta giao thư ở đây được rồi”, trả lời:

- Ta là Trần Gia, Thích Tâm nhờ ta chuyển cho đại sư bức thư này.

Trần Gia lấy lá thư trong áo, đến lại gần đưa cho Linh Trí, Linh Trí mở thư ra đọc, khuôn mặt vẫn điềm tĩnh như thường, xong ông gấp lại ngay ngắn, để sang một bên nói:

- Cảm tạ người không quản xa xôi, giờ cũng đã muộn, người nghỉ lại đây một đêm mai hẵng lên đường, ta có lá thư muốn người chuyển giùm cho Thích Tâm, mong người giúp sức.

Trần Gia đáp: “Dạ” rồi quay lung bước ra, Trần Gia thầm nhủ: “Tiên sư, ta trở thành người đưa thư mất, cứ đưa đi đưa lại thế này thì chả mấy chốc mà hết năm”, bên ngoài lão Tự Tại và Quảng Nhi vẫn đang đứng đợi, thấy Trần Gia, bọn họ xúm lại hỏi liên tiếp:

- Ngươi chuyển thư gì thế? … Đại sư có nói gì không? … Thư đâu mất rồi?

Thực ra, chính bản thân Trần Gia cũng tò mò về nội dung bức thư, không hiểu Thích Tâm viết gì trong đó, liệu có gì liên quan đến mình và Trần Thiếu không.Thấy Trần Gia không nói gì, Quảng Nhi nói, giọng như đang giận dỗi:

- Hừ người không nói mai ta hỏi đại sư, đi theo ta.

Tự Tại tiếp lời:

- Đằng nào bọn ta cũng biết thôi. Đi nào.

Tối đó, Trần Gia ở lại trên núi. Khung cảnh nơi đây tự nhiên làm tâm hồn người thanh tịnh, những ý niệm tranh đấu chém giết cũng lụi tàn hẳn.

Truyện CV